Xuất Gia Vị Tha- FAQs
1. Quy y là gì? Tại sao phải quy y?
Quy Y Tam Bảo là trở về và nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng. Phật còn đại biểu cho tánh thiện, đức lành, tánh tốt. Pháp là ý nghĩa của chân lý, của tất cả điều chân thật, lời nói thành thật ngay thẳng. Tăng là đại biểu cho sự hài hòa của một tâm thể, cũng là biểu tượng của cái đẹp mà sự hài hòa tạo ra. Do đó Phật Pháp Tăng là bản thân của chân thiện mỹ.
Quy y Tam Bảo là con đường phát triển rất tự nhiên một cá thể.
2. Đã quy y rồi có thể quy y lại được không?
Nếu đã quy y rồi, nhưng lúc quy y bạn chưa hiểu chân nghĩa của sự quy y thì bạn có thể quy y lại.
3. Ngũ giới là gì?
Ngũ Giới là “Sát, Đạo, Dâm, Vọng, Tửu” tức là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối trá, và không uống chất say, cờ bạc, nghiện ngập.
4. Tại sao phải thọ ngũ giới? Thọ ngũ giới có lợi ích gì?
Thọ giới là một quá trình giáo dục dài hạn cho bản thân, để mình từ từ sửa đổi những tật xấu ngược lại với ngũ giới. Khi thọ ngũ giới mình sẽ hứa với chư Phật, Bồ tát, hứa với chính mình, hứa với mọi người rằng mình sẽ giữ ngũ giới, đi theo con đường của ngũ giới. Do đó sau khi thọ giới rồi, không ai đòi hỏi ta phải thề lập tức thanh tịnh chẳng phạm giới, mà cần ta hạ quyết tâm thay đổi, cần ta cố gắng để từ từ thay đổi. Một con người tiến hóa thì chắc chắn sẽ hài hòa không hại vật (chẳng sát sinh), sẽ sống tri túc, biết đủ, không tham lam (chẳng trộm cắp), sẽ biết giữ lễ với mọi người, không làm chuyện trái luân thường (chẳng tà dâm), sống chân thật trong lời nói (chẳng dối trá lừa bịp), và cuộc đời vươn theo một lý tưởng, một hướng cao thượng, (chẳng còn thói nghiện ngập như hút thuốc, rượu chè, cờ bạc). Do đó việc thọ ngũ giới, tuy là giới nhà Phật nhưng thật sự phù hợp với sự tiến hóa của con người.
5. Bồ Tát Giới xuất xứ ở đâu? Bồ Tát Giới là gì?
Bồ tát giới có nhiều loại. Có Bồ tát giới xuất xứ từ kinh Phạm Võng, gồm có 10 giới nặng và 48 giới nhẹ. Lại có Bồ tát giới dành cho người tại gia, chỉ có 6 giới nặng và 26 giới nhẹ, do chư tổ (đời nhà Minh và Thanh) trích lục và hiệu đính lại cho phù hợp với thời đại đó.
Bồ tát giới được truyền trong chương trình Xuất Gia Vị Tha này xuất xứ từ kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Tạng. Xin đọc “Hoa Nghiêm Bồ Tát Thập Giới” do Thầy CE Hằng Trường chú giải. Đây là một loại Bồ tát giới chú trọng tới tinh thần của Bồ tát, có tính cách tổng quát nhưng thực tế, có tầm vóc lớn, đủ rộng để bao nạp những hoàn cảnh và điều kiện của cuộc sống trong thời hiện đại, và nhất là có thể giúp người tại gia tu tập chứ không riêng gì người xuất gia.
Vì vậy, Bồ Tát Thập Giới là mô phạm giáo dục giúp ta hun đúc những tập quán, thói quen của Bồ Tát, mà mục đích tối hậu là khiến ta trở thành Bồ Tát. Thọ giới (ngũ giới, thập giới, Bồ tát giới) đều nên hiểu theo nghĩa tiếng Anh là: ‘make commitment to practice’, hơn là ép mình vào khuôn phép, có tính cách gò bó của quy tắc, luật lệ. Thọ Bồ Tát Giới là giáo dục bản thân để trở thành Bồ Tát vậy.
6. Bồ Tát Thập Giới gồm có những giới nào?
- Giới phổ nhiêu ích: làm lợi cho chúng sinh
- Giới bất thọ: không thọ hành giới luật ngoại đạo, phụng trì tịnh giới của Phật.
- Giới bất trụ: không trì giới vì để sinh vào cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc.
- Giới không hối hận: không phạm trọng tội, không nịnh bợ gian dối, không phá tịnh giới.
- Giới không vĩ tranh: không phủ nhận giới luật sẵn có, không đặt thêm giới mới, không trì giới để gây phiền não; trì giới vì giúp tha nhân vui vẻ.
- Giới bất não hại: không lợi dụng giới luật để học chú thuật, chế thuốc, hại người, trì giới vì muốn cứu người.
- Giới bất tạp: không chấp vào cái nhìn thiên lệch, trì giới tạp nhạp; chỉ quán duyên khởi, trì giới để xuất ly.
- Giới vô tham cầu: không làm vẻ kỳ đặc, khoe khoang.
- Giới vô quá thất: không cống cao, không khinh khi người phá giới; chỉ nhất tâm trì giới.
- Giới vô hủy phạm: thực hành 10 giới, biết nhân duyên phạm giới là do điên đảo.
Mười giới là những nghiệp căn bản nhất của đạo làm người: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời vô nghĩa, tham lam, sân hận, tà kiến.
7. Thế nào là hạnh xuất gia vị tha?
Xuất gia đoản kỳ là xuất gia ngắn hạn, theo đuổi con đường tu hành trong một thời gian có hạn định. Trong suốt 10 ngày Xuất Gia Vị Tha, bạn sẽ cạo đầu, mặc áo tu, mang y bát, thọ 10 giới Sa di (Sa di ni) và giới Bồ tát, giống hệt như những vị tăng, ni.
8. Tầm quan trọng của hạnh xuất gia vị tha là gì?
Xuất gia là công hạnh cao nhất, đẹp nhất của Phật giáo trong 25 thế kỷ nay. Trong thời đại này, ở trên nước Mỹ hay Tây Phương, không dễ gì ta gặp được tăng đoàn và xuất gia tu học trường kỳ như khi ở nước nhà. Đôi khi nhu cầu cấp bách, ràng buộc của cuộc sống không làm ta dễ dàng chuyên tu như khi xưa. Bởi vậy nếu ta nếm được mùi vị sinh hoạt của người xuất gia, ta sẽ trân quý tăng đoàn, tăng trưởng tín tâm đối với đạo Phật và đường tu hơn. Đồng thời làm người trong thế kỷ này mà ta có thể thực hiện được công hạnh cao đẹp nhất của thời đại xưa, thì đó là điều đáng quý nhất.
9. Xuất gia vị tha có phải là xuất gia gieo duyên không?
Xuất gia gieo duyên cũng là xuất gia ngắn hạn để gieo duyên với đạo. Gieo duyên là ý muốn trồng nhân tốt để kiếp sau mình có thể dễ dàng xuất gia tu đạo. Bên Lào hay Kampuchea, có tục phải xuất gia bảy ngày để trả hiếu cho cha mẹ trước khi đi lấy vợ, hoặc sau khi mẹ mất. Xuất gia trong pháp hội Đại Hội Quán Âm cũng có thể gọi là xuất gia gieo duyên, nhưng đúng hơn phải gọi là xuất gia vị tha, xuất gia vì người khác. Ví dụ như nếu bạn có thân nhân đang bịnh hoạn, bạn muốn hồi hướng công đức cho họ, bạn xuất gia dùm họ, làm họ nhờ công đức ấy mà lành bệnh, tai qua nạn khỏi.
10. Khi thọ ngũ giới hoặc giới xuất gia, giới Bồ Tát thì giữ trong bao lâu?
- Thọ ngũ giới thì cần giữ suốt đời, đó là ‘life-long commitment’.
- Thọ Bồ tát giới thì cũng cần tu tập suốt đời; phải xem Bồ tát giới là ‘life-long education’, hơn là khuôn phép cứng ngắt. Do đó thọ xong thì nên thường đọc tụng để nhớ và xem đó là kim chỉ nam cho cả cuộc sống.
- Thọ giới xuất gia, gồm có 10 giới, thì chỉ giữ trong đại hội. Đến ngày cuối cùng thì sẽ xả giới.
11. Đã thọ Bồ Tát giới rồi có được thọ giới lại không?
Nên thọ lại, để mình có thể được nhắc nhở, nhớ lại và hiểu rõ hơn. Giới Bồ tát theo kinh Hoa Nghiêm này có thể thọ nhiều lần.
12. Tôi có thể vừa xin xuất gia vị thavừa xin thọ Bồ tát giới được không?
Tất cả những ai xuất gia ngắn hạn đều nên thọ Bồ tát giới.
13. Nếu tôi xin xuất gia vị tha, tôi cần phải chuẩn bị những quần áo, vật dụng gì?
Người xuất gia vị tha cần phải mặc đồng phục:
- Robe (áo tràng xanh)
- Sash (áo giới màu nâu)
- Meditation outfits (thiền phục xám)
- Bag (túi xách)
- Sitting cloth (tọa cụ, tấm vải dùng ngồi thiền)
- Bowl (bát ăn cơm)
- Black sandals, black socks (giày đen và tất đen)
Quần áo và vật dụng kể trên là những vật cần thiết cho đời sống hàng ngày của người xuất gia.
14. Nếu tôi xin thọ Bồ tát giới, tôi cần phải chuẩn bị những quần áo, vật dụng gì?
Người thọ Bồ tát giới cần phải mặc đồng phục như người xuất gia:
- Black robe (áo tràng đen)
- Sash (áo giới màu nâu)
- Sitting cloth (tọa cụ, tấm vải dung ngồi thiền)
Người thọ Bồ tát giới nên mang giày và tất đen hoặc màu đậm để phù hợp với đồng phục, nhưng không bắt buộc.
15. Tôi có phải cạo đầu, xuống tóc không nếu tôi xin thọ Bồ tát giới?
Chỉ những người xuất gia vị tha mới phải cạo đầu, bạn không cần phải cạo đầu nếu bạn chỉ thọ Bồ tát giới.
16. Tôi có thể thỉnh đồng phục cho người xuất gia/thọ Bồ tát giới ở đâu?
Xin liên lạc 714-983-8646.để được giúp đở.
17. Tôi không có áo tràng xanh, tôi có thể mặc áo tràng xám được không?
Áo tràng xanh và giới y nâu là đồng phục của những người xuất gia vị tha và áo tràng đen và giới y nâu là đồng phục của những ngườithọ bồ tát giới trong pháp hội này. Bạn có thể liên lạc 714-983-8646 để thỉnh áo tràng và giới y.